Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn

Nước đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong đời sống. Nếu nước bị nhiễm mặn thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Xử lý nước nhiễm mặn kịp thời không chỉ giúp cho sức khỏe của con người được đảm bảo mà còn giúp cho các hoạt động kinh tế không bị ảnh hưởng.

Hiện trạng nước nhiễm mặn và những tác hại khó lường của chúng 

Quá trình sinh hoạt và sản xuất hằng ngày thường không thể thiếu nước sạch, hay còn gọi là nước ngọt. Tuy nhiên, tình trạng nước nhiễm mặn ngày nay càng nhiều và chúng ta cần phải xử lý nước nhiễm mặn kịp thời để tránh gặp phải những hậu quả xấu.

Nước nhiễm mặn là gì? Tại sao cần phải lọc nước nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn là nguồn nước giống như tên gọi của nó, có độ mặn nhiều hơn hay có hàm lượng muối hòa tan cao hơn các loại nước ngọt thông thường. Đây là sự pha trộn giữa nước biển và nước sông khi quá trình xâm nhập mặn xảy ra ở các khu vực cửa sông hay trong những tầng ngậm nước hóa thạch lợ.

Nước nhiễm mặn gây ra nhiều tác hại cho con người và môi trường

Nước nhiễm mặn gây ra nhiều tác hại cho con người và môi trường

Khi nước biển xâm nhập vào đất liền sẽ khiến cho nước ở sông, suối, ao, hồ bị nhiễm mặn, không thể sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Do đó, cần phải xử lý nước nhiễm mặn để có thể đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe con người.

Sử dụng nước nhiễm mặn gây ra những tác hại gì? 

Tình trạng nước biển xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển và các tỉnh miền tây ngày càng nhiều. Nếu không xử lý nước nhiễm mặn kịp thời mà còn sử dụng chúng dù chỉ một lượng ít thì sẽ gây ra nhiều tác hại.

Sử dụng nước nhiễm mặn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày sẽ dễ gây ra các hiện tượng mẩn ngứa, viêm da, nghiêm trọng hơn là suy gan, suy thận,… Nó còn khiến cho các vật dụng bằng kim loại trong gia đình dễ bị ăn mòn, dẫn đến hư hại.

Không chỉ gây hại đến sức khỏe con người, nước nhiễm mặn còn gây nguy hiểm cho môi trường, nhất là trong các hoạt động kinh tế. Đối với công nghiệp, nước nhiễm mặn khiến cho nhiều loại máy máy, tàu thuyền bị ăn mòn, hư hỏng. Đối với nông nghiệp, nếu không lọc nước nhiễm mặn khi tưới tiêu sẽ khiến cho đất đai bị ô nhiễm, cây cối không sống được dẫn đến mất mùa.

Nước nhiễm mặn gây hại đến cho cây trồng

Nước nhiễm mặn gây hại đến cho cây trồng

Phương pháp xử lý nước nhiễm mặn

Khi xuất hiện tình trạng nước nhiễm mặn thì cần phải xử lý ngay lập tức. Xử lý nước nhiễm mặn hiện nay có rất nhiều phương pháp, một số phương pháp có thể kể đến chính là:

  • Cách xử lý nước mặn theo phương pháp chưng cất nhiệt: Đây là phương pháp xử lý đơn giản nhất và đã được sử dụng từ rất lâu đời. Chỉ cần đun sôi nước nhiễm mặn, sau đó nước sẽ bay hơi và ngưng tụ tạo thành nước tinh khiết. Ưu điểm của phương pháp này chính là tiết kiệm được chi phí vận hành và có thể xử lý được mọi loại nước mặn. Tuy nhiên lại khá mất thời gian và hao tổn nhiên liệu để chưng cất nhiệt.
  • Xử lý nước nhiễm mặn theo phương pháp trao đổi ion: Nghĩa là dùng các hạt nhựa hoặc các cột có chứa ion hoạt tính để xử lý và loại bỏ các ion muối có trong nguồn nước bị nhiễm mặn. Ưu điểm của phương pháp này là có thể loại bỏ được hoàn toàn muối bằng các phương pháp hóa học, đảm bảo đầu ra nước sạch. Nhược điểm của cách xử lý này là khó vận hành và có chi phí cao.
  • Cách xử lý nước lợ, nước nhiễm mặn theo phương pháp điện phân. Phương pháp này sử dụng các tấm màng lọc ion để ngăn cách buồng chứa đặt giữa hai điện cực và nước nhiễm mặn sẽ được dẫn qua buồng này. Khi cho dòng điện đi qua hai điện cực sẽ thu được nước với lượng muối đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện phương pháp này lại khá tốn kém.
  • Các lọc nước nhiễm mặn theo phương pháp thẩm thấu ngược RO. Đây chính là phương pháp xử lý nước nhiễm mặn phổ biến và được đánh giá cao nhất hiện nay. Dòng nước cần xử lý sẽ được máy bơm tạo áp suất và tốc độ cao đưa qua màng RO chuyên dụng. Màng RO này sẽ cho phép nước đi qua và giữ lại các chất như muối, vi khuẩn,… Ưu điểm khi lọc nước nhiễm mặn theo phương pháp này chính là đạt được hiệu quả đến đến 99%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.